Dịch vụ Web Hosting uy tín, công nghệ điện toán đám mây

Để một website hoạt động thì bạn cần 3 thứ: Tên miền, Website, Hosting. Trong đó yếu tố web hosting là rất quan trọng.

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÙNG DỊCH VỤ VPS TẠI INET

Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, hệ điều hành riêng, bạn có toàn quyền quản lý root và có thể khởi động lại hệ thống bất cứ lúc nào. VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local

Lập trình Android

Lập trình Android đang trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời trong hành trình phát triển ứng dụng trên điện thoại di động với 1 tỷ người sử dụng, 1.5 triệu thiết bị mới được kích hoạt mỗi ngày.

Khóa học Lập trình PHP và MySQL

Ngôn ngữ lập trình PHP được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java.

Giao tiếp Tiếng Anh khó không?

Phần mềm học tiếng Anh Giao Tiếp 123 cực hay. Mỗi đoạn hội thoại đều có phát âm và bản dịch đầy đủ nhằm giúp người học tiếng anh một cách tiện lợi nhất. Đồng thời bạn có thể GHI ÂM lại giọng nói của mình theo từng câu đàm thoại, từ đó sẽ giúp người học có căn cứ cải thiện khả năng nói cũng như nghe tiếng anh của mình

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Quảng cáo hiệu quả trên Facebook


Quảng cáo trên Facebook có 3 hình thức chính: Facebook Ads – Sponsored Stories – Post Engagement, mỗi hình thức phù hợp với một mục tiêu marketing nhất định và mang lại hiệu quả khác nhau.

Điểm giống nhau ở cả 3 hình thức:

Chi phí tính theo click (CPC) hoặc theo lượt hiển thị (CPM)Lựa chọn tiếp cận người xem theo: Độ tuổi, Giới tính, Địa lý, Ngôn ngữ, Sở thích, Tình trạng hôn nhân,Học vấn…

1. Facebook Ads – Mẫu quảng cáo truyền thống trên Facebook




  • Mẫu quảng cáo bao gồm 1 hình ảnh 100×72 px, dòng tiêu đề tối đa 25 ký tự, đoạn mô tả tối đa 90 ký tự
  • Chỉ hiển thị bên phải trang Facebook.
  • Link trực tiếp về website của khách hàng.

2. Sponsored Stories

  • Mẫu quảng cáo gồm 1 hình ảnh + text được lấy tự động từ Fanpage, hoặc 1 post trong Fanpage
  • Có thể hiển thị trong News Feed
  • Link về Fanpage hoặc 1 post trong Fanpage
  • Tiếp cận người xem theo: Fan của Fanpage, Friends của Fan của Fanpage
  • Người xem có thể trực tiếp Like Fanpage, Share – Comment ngay trên mẫu quảng cáo
3. Post Engagement hay Promoted Post




  • Mẫu quảng cáo gồm 1 hình ảnh + text được lấy tự động từ 1 post trong Fanpage
  • Chỉ hiển thị trong News Feed
  • Link về1 post trong Fanpage
  • Tiếp cận người xem theo: Fan của Fanpage, Friends của Fan của Fanpage
  • Người xem có thể trực tiếp Like fanpage, Share – Comment post ngay khi trên mẫu quảng cáo
Vậy lựa chọn hình thức quảng cáo nào trên Facebook là phù hợp?

Dựa vào mô hình AISAS do Densu đề xuất về hành vi của người dùng bạn sẽ thấy được giai đoạn nào lựa chọn hình thức nào là phù hợp.

Attention – Gây chú ý:

Gây chú ý với 1 sản phẩm mới thông qua Facebook là một lựa chọn hết sức phù hợp, Facebook có gần 10 triệu người dùng tại Việt Nam (Tháng 11/2012) chiếm 30% lượng người dùng internet, độ tuổi tập trung từ 18 – 30, và tăng thêm khoảng 500.000 người dùng mới mỗi tháng. Quảng cáo trên Facebook dễ dàng và hết sức nhanh chóng tiếp cận toàn bộ hay một phần lượng khách hàng rộng lớn này.Gây chú ý với 1 Fanpage mới là khá khó khăn. Từ việc xây dựng nội dung thật tốt và đều đặn, hay tổ chức các cuộc thi thì giải pháp nhanh và phù hợp nhất là làm quảng cáo Facebook Ads để gây sự chú ý cho đúng khách hàng tiềm năng (độ tuổi, giới tính, khu vực…).

Interest – Thích:

Khi đã đạt được mục tiêu gây sự chú ý hay tăng độ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm mới hoặc đạt được mục tiêu về số lượng fan cho Fanpage, bạn có thể gây sự thích thú bằng cách sử dụng Sponsored Stories kết hợp với Promoted Post và cần phải target đúng đối tượng khách hàng tiềm năng chính là những người đã và có khả năng sẽ thích sản phẩm của bạn, chỉ cần chọn target audience là Fans + Friends of Fans + tùy chọn theo sở thích cho các mẫu quảng cáo của bạn.

Search / Action – Tìm kiếm / Mua hàng:

Sau khi khách hàng thích thú sản phẩm của bạn thông qua việc nhìn thấy và click vào các mẫu quảng cáo họ có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm (95% là Googe) để tìm hiểu thêm và mua sản phẩm (Action). Việc của bạn là đón sẵn ở đó bằng cách sử dụng Quảng cáo Google hay làm SEO!Hoặc khi click vào mẫu quảng cáo trên Facebook khách hàng sẽ được dẫn ngay tới website hay Fanpage của bạn. Việc còn lại của bạn là thuyết phục họ Action mà thôi!

Share – Chia sẻ:

Khách hàng sau khi mua cảm thấy hài lòng và thích thú, họ sẽ quay lại Fanpage của bạn để cảm ơn, khen ngợi, bấm Like… Vậy làm sao để cho càng nhiều người khác biết về những lời khen quý giá đó? Sponsored Stories là câu trả lời phù hợp nhất.Facebook nói: “Word of mouth is the strongest form of advertising. When someone interacts with your business on Facebook it creates a story. People can see when their friends endorse your business by liking your Page or connecting with it, and it can influence their own purchasing decisions”. Hãy đặt câu hỏi “Nếu bạn thấy ai đó Like một post của Fanpage nào đó, liệu bạn có tò mò để click vào xem thử hay không? Nhất là khi người đó lại là bạn của bạn” 

–> Sponsored Stories là một hình thức cực kỳ hiệu quả để tạo hiệu ứng truyền miệng và gây ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Và để đạt hiệu quả tối đa:Quảng cáo Facebook chỉ là một trong nhiều kênh của online marketing, và để bán hàng tốt, doanh số tăng cao bạn cần phải có một chiến lược online marketing tổng thể. Từ việc tối ưu website, tối ưu landing page, đến kết hợp các công cụ khác như quảng cáo Google, SEO… và các chương trình khuyến mại đi kèm, chính sách giá, chất lượng sản phẩm, cách thức phân phối… Lên kế hoạch và triển khai tốt các công việc này chắc chắn bạn sẽ có một chiến dịch marketing thành công!

Theo INET

Phân tích các chỉ số Google Analytics và tạo tuỳ chọn báo cáo

Báo cáo tuỳ chọn của Google Analytics nếu biết cách sử dung giúp bạn tiết kiệm vô khối thời gian. Thay vì bạn bị tiêu tốn thời gian để xem tất cả các chỉ số trang mình thì bạn có thể tìm những gì bạn cần với những chỉ số thực sự cần thiết với bạ.

Report Google Analytics
1. Tính hiệu quả của báo cáo Google Analytics
Báo cáo này từ đơn giản đến phức tạp, bạn có thể làm chủ các chỉ số của Google Analytics, bạn có thể quản lý thương hiệu của bạn ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới, nó rất quan trọng bạn cần trả lời các câu hỏi như:
- Kiểu nội dung nào (văn bản, video, hình ảnh, ...) được quan tâm nhiều nhất?
- Website của bạn mạnh về nội dung nào nhất?
- Nội dung nào có lợi nhất đối với website bạn?
Tính hiệu quả của báo cáo Google Analytics là bạn có thể tìm thấy tất cả các chỉ số của nội dung mình cần ngay lập tức.
Đây là số cột mà báo cáo sẽ hiển thị cho bạn:
  • Tiêu đề trang (Page Title)
  • Entrances
  • Truy cập duy nhất (Unique Visitor) Là những người đã truy cập vào web của bạn, dù chỉ 1 lần
  • Tỷ lệ thoát trang (Bounces)
  • Số lần xem trang (Pageviews)
  • Thời gian trung bình trên trang (Avg. Time on page)
  • Số lươt truy cập trên muc tiêu (Per Visit Goal Value)
  • Hoàn thành mục tiêu (Goal Completions)
Tạo báo cáo: CLICK HERE
2. Báo cáo phân tích từ khoá
Bạn đang làm SEO, bạn muốn chắc chắn rằng công việc tối ưu từ khoá của bạn đang đi đúng hướng. Hãy kiểm tra các từ khoá và các trang đích mà bạn đang làm có đúng không?
- Ở Tab thứ nhất: Targeting:
  • Truy cập duy nhất (Unique Visitors)
  • Hoàn thành mục tiêu (Goal Completions)
  • Tỷ lệ chuyển đổi mục tiêu (Goal Conversion Rate)
  • Thời gian trung bình tải trang (Avf. Page Load Time)
Hãy sử dụng 4 tiêu chí đánh giá bên trên, nó cho phép bạn có cần thiết phải điều chỉnh chiến dịch của bạn hay không
- Ở Tab thứ hai: Engagement
  • Xem trang duy nhất (Unique Pageviews)
  • Trang/truy cập (Page/visit) tỷ lệ số trang trên 1 lần truy cập
  • Thời gian trung bình trên trang (Time on site)
  • Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate)
  • Phần trăm thoát (Percentage Exit)
  • Tỷ lệ chuyển đổi mục tiêu (Goal Conversion Rate)
Tạo báo cáo: CLICK HERE
3. Báo cáo phân tích Link
Những trang đích nào của bạn có nhiều lượng truy cập nhất? Nếu bạn đang đi xây dựng link, có bao nhiêu backlink trỏ về? Những link đó có cải thiện thứ hạng từ khoá của bạn, nó có làm tăng lượt truy cập và tỷ lệ chuyển đổi có tốt không? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi đó thì hãy nhìn báo cáo này và bạn sẽ có nhiều hơn thế.
Đây là các cột mà bạn sẽ nhìn thấy trong báo cáo:
  • Nguồn (Source) nguồn truy cập web của bạn đến từ đâu
  • Trang đích (Landing Page)
  • Lượng truy cập (Visits)
  • Hiệu quả mục tiêu (Goal Completions)
  • Trang/truy cập (Page/visit) số trang xem trên một lượt truy cập
  • Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate)
  • Số phần trăm thoát trang (Percentage New Visits)
Tạo báo cáo: CLICK HERE
4. Báo cáo từ khoá PPC
Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ trả tiền Google Adwords, bạn muốn tìm ra từ khoá đem lại hiệu quả cao. Bạn có thể lấy được dữ liệu này và sử dụng nó cho các chiến dịch trong tương lai.
Đây là các cột của báo cáo:
  • Lượng truy cập (Visits)
  • Thanh toán trên một lần kích chuột (CPC)
  • Hiệu quả mục tiêu (Goal Completions)
  • Thanh toán trên số lần chuyển đổi (Cost per Conversion)
Tạo báo cáo: CLICK HERE
5. Báo cáo mạng xã hội
Như tiêu đề, báo cáo này nói về sự khác nhau của các kênh mạng xã hội và hiệu quả mang lại của chúng. Đây là cách đơn giản nhất để bạn có thể cân nhắc đầu tư nhiều thời gian vào kênh mạng xã hội nào hơn.
Đây là các cột báo của báo mạng xã hôi:
  • Lượt truy cập (Visits)
  • Tương tác mạng xã hội (Social Actions)
  • Hiệu quả mục tiêu (Goal Completions)
  • Chuyển đổi mục tiêu (Goal Conversion Rate)
  • Giá trị mục tiêu (Goal Value)
Tạo báo cáo: CLICK HERE
6. Báo cáo truy cập E-commerce
Nếu website của bạn là website thương mại điện tử, nó rất quan trọng để xác định kênh nào đem lại hiệu quả nhất. Và tại sao kênh này lại mang hiệu quả tốt hơn với kênh còn lại? dựa vào đó dự đoán sự tăng giảm và có nên đầu tư hay không?
Đây là một vài nội dung của báo cáo:
  • Visit
  • Percentage New Sites
  • Bounce Rate
  • Page/visit
  • Revenue (doanh thu)
  • Average Value
  • Per Visit Value
Tạo báo cáo: CLICK HERE
7. Báo cáo về trình duyệt
Đây là báo cáo nói cho bạn biết có bao nhiêu trình duyệt truy cập vào website của bạn và hiệu quả của nó.
Tạo báo cáo: CLICK HERE
Theo Cường iNET

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Bài học từ ABRAHAM LINCOLN


Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Nhìn vào chính mình

Năm 16 tuổi, Einstein thích chơi cùng những đứa trẻ ham chơi, không thích học hành. Vì thế mà việc học hành của cậu ngày càng kém, thậm chí còn phải thi lại.
Một buổi sáng chủ nhật, Einstein chuẩn bị cầm cần câu đi câu với đám trẻ đó thì bị bố ngăn lại và nói:

- Con trai, suốt ngày con chỉ biết ham chơi, vẫn còn vài môn phải thi lại. Bố mẹ rất lo cho tương lai của con.

Einstein thản nhiên đáp lại bố:
- Chẳng có gì đáng lo cả. Bố thấy đấy, bọn nó cũng phải thi lại, chẳng phải vẫn suốt ngày đi chơi đó sao?
Bố ân cần nói với Einstein:
- Con trai, con không được nghĩ như thế. Bố kể cho con nghe 1 câu chuyện ngụ ngôn nhé. Có 2 chú mèo nhỏ chơi đùa cạnh ống khói. Vì không cẩn thận nên cả hai đều rơi xuống ống khói, khó khăn lắm mới bò ra ngoài được. Hai chú mèo nhìn nhau, 1 chú mèo nhem nhuốc bụi khói, còn chú mèo kia thì lại rất sạch sẽ. Chú mèo mặt sạch sẽ nhìn chú mèo mặt dính đầy bụi khói tưởng rằng mặt mình cũng bẩn nên vội vàng chạy đi rửa mặt. Còn chú mèo mặt dính đầy bụi kia tưởng mình cũng sạch nên chạy đến chỗ khác chơi. Những con vật khác nhìn thấy đều bỏ chạy tán loạn, tưởng rằng nhìn thấy yêu quái. Con trai, chúng ta không nên coi người khác là chiếc gương của mình, chỉ có mình mới là chiếc gương của chính mình mà thôi.
Sau khi nghe bố kể câu chuyện, Einstein xấu hổ đặt cần câu xuống, quay về phòng đọc sách.
-St-

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Bán lược cho sư


Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người trong hàng trăm ứng viên, 100 chiếc lược và đề nghị họ đến các chùa để bán. Cái oái oăm là ở chùa sư đã xuống tóc, làm gì có nhu cầu sử dụng lược. Mà không có nhu cầu thì sao bán được hàng. Hàng trăm người đã ra đi nhưng hầu hết bó tay. Tuy thế có ba người bán được hàng.




Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng và cho rằng anh này giễu cợt họ không có tóc, nên đuổi đi. Nhưng anh này vẫn cắn răng chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một chiếc lược.

Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ, anh ta xin gặp sư trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm "nam mô" và thưa rằng: "trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương mà tóc tai rối bù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử chải tóc cho gọn gàng, không bù rối". Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua lược. Nhà chùa có 10 lư hương nên mua 10 chiếc lược cho anh ta.

Còn người thứ ba, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương khói nghi ngút. Anh xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: "Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người làm việc thiện. Con có mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba chữ "Lược tích thiện" làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa". Nhà chùa nghe ra, cũng hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.

Như vậy, trong ba người bán lược cho sư, công ty đánh giá họ thế nào?

Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì. Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ làm phụ trách bán hàng.

Nhờ có Lược tích thiện làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng chùa đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.

.St

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Chàng trai từ bỏ "Gã KHỔNG LỒ" Google về Việt Nam lập nghiệp

Thành công là phải làm được một điều gì đó to tát, cỡ “đỉnh cao sự nghiệp”. Đó là định nghĩa thành công một cách “truyền thống”. Nhưng quan niệm ấy dần thay đổi. Thành công là hiểu về chính mình và phát triển bản thân một cách tốt nhất có thể. Nó gói gọn trong 3 yếu tố rất đơn giản: Có một gia đình tốt, đối xử với những người xung quanh thật tốt và tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với cuộc sống của những người khác.
Từ bỏ công việc mà nhiều người mơ ước ở Google, Hoàng Tuấn Anh (sinh năm 1987) về nước và trở thành một trong những người đồng sáng lập ra nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) đầu tiên tại Việt Nam.
Chia tay “gã khổng lồ” công nghệ

Khi đang học năm thứ nhất trường ĐH Ngoại thương, Tuấn Anh được nhận vào ĐHQG Singapore (NUS) và giành học bổng toàn phần của chính phủ Singapore (được tài trợ toàn bộ tiền học phí, ăn ở, vé máy bay và tiền tiêu vặt hằng tháng).
Điều đáng nói là quy trình tuyển chọn ứng viên cho học bổng này rất khắt khe, bao gồm 3 vòng: nộp hồ sơ, thi và phỏng vấn trực tiếp. Riêng vòng thi, những thí sinh nộp đơn phải thi một số môn phục vụ cho ngành học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đăng ký học ngành Kinh tế, Tuấn Anh phải thi Toán, Lý và Khoa học xã hội (Humantaries) bao gồm Địa lý, Sử thế giới và Kinh tế.
Ra trường, Tuấn Anh được nhận vào làm ở Google APAC (Google tại châu Á – Thái Bình Dương, trụ sở đặt ở Singapore), với nhiệm vụ nghiên cứu, liên lạc với những trang web mạnh tại Đông Nam Á và Pakistan nhằm phát triển mạng lưới cho Google Adsense (công ty quảng cáo của Google, chiếm đa số thị phần quảng cáo trên Internet của thế giới).
Tuấn Anh kể lại, Google giống như một trường đại học lớn. Ở đó, bạn không chỉ học hỏi được nhiều điều từ những người đồng nghiệp cá tính mà còn chứng kiến bộ máy khổng lồ nhưng vô cùng linh hoạt của Google. Bạn cũng được sống trong một không gian làm việc rất thoải mái với chế độ đãi ngộ rất tốt.
Tuy nhiên, làm việc ở Google 3 tháng, anh xin nghỉ và quay trở về Việt Nam. “Từ khi học trong nhà trường, Tuấn Anh đã muốn có một cái gì đó của riêng mình, để được “làm ông chủ” và “sau thời gian “trăng mật” ở Google, mình nhận ra, mỗi người chỉ là một con ốc trong một hệ thống lớn mà thôi”. Tất nhiên, “gã khổng lồ” Google quá lớn khiến quyết định nghỉ việc không hề dễ dàng.
Là “người bắt đầu” rồi thì sao?
Crowdfunding – kêu gọi vốn từ cộng đồng là một mô hình nổi tiếng trên toàn thế giới. Theo đó, với một nền tảng crowdfunding, những người có dự án hay ý tưởng thú vị nhưng thiếu vốn, chỉ cần được cộng đồng ủng hộ là có thể trở thành hiện thực.
Hình thức kêu gọi vốn này được coi như hy vọng kinh doanh cho những người dám mơ, dám nghĩ, dám làm. Website kêu gọi vốn đầu tiên tại Việt Nam với tên gọi IG9 (cách chơi chữ của từ “ignite”: bùng cháy) ra đời cùng sáng kiến của 6 người trẻ tuổi, trong đó, có Hoàng Tuấn Anh.
Tuấn Anh cho rằng, nhìn vào những dự án trên các website crowdfunding, người ta có thể thấy những dự báo cho sự phát triển của cả một quốc gia, bởi nó phản ánh sức sáng tạo, khả năng mạo hiểm của những người trẻ tuổi: “Những người ở thế hệ 9X, có sức trẻ, có sự nhiệt tình, có cả sự bồng bột vừa đủ. Họ lớn lên trong một nền kinh tế phát triển hơn thế hệ 8X, họ được tiếp xúc nhiều hơn, học hỏi nhanh hơn từ những luồng văn hóa mới”.
IG9 đang có những bước đi rất khó khăn, khi cộng đồng thấy crowdfunding là một hình thức gọi vốn quá mới mẻ nhưng đối với Tuấn Anh, được làm công việc hiện tại là một niềm vui. Tuấn Anh chia sẻ, anh được giao lưu với những người mà khi kêu gọi vốn cộng đồng thì họ không quan tâm đến những quan điểm trái chiều, họ chỉ có niềm tin vào quyết tâm thành công.
Từng “đỡ đầu” cho 25 dự án, với 7 dự án thành công trong năm đầu hoạt động, là một trong những người tiên phong cho mô hình crowdfunding ở Việt Nam nhưng Tuấn Anh tỏ ra khá khiêm tốn: “Khi khởi nghiệp, bạn đừng nên nhìn vào sự hào nhoáng. Người bắt đầu chưa chắc đã là người thành công. Danh hiệu đó sẽ chẳng là gì nếu như bạn không thành công và tạo ra được những giá trị”.
Ba yếu tố làm nên thành công
Khi còn học đại học ở Singapore, Tuấn Anh từng quan niệm, thành công là phải làm được một điều gì đó to tát, cỡ “đỉnh cao sự nghiệp”. Đó là định nghĩa thành công một cách “truyền thống”. Nhưng quan niệm ấy dần thay đổi.
Giờ đây, với anh, “thành công là hiểu về chính mình và phát triển bản thân một cách tốt nhất có thể”. Nó gói gọn trong 3 yếu tố rất đơn giản: Có một gia đình tốt, đối xử với những người xung quanh thật tốt và tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với cuộc sống của những người khác.
Anh nói: “Chúng ta hay nói đến thành công như một đích đến nhưng thực ra, cuộc sống vốn không có đích đến. Nó là một quá trình và mình hãy cố gắng sống thật tốt mỗi ngày”.

Theo Sinh viên Việt Nam