Dịch vụ Web Hosting uy tín, công nghệ điện toán đám mây

Để một website hoạt động thì bạn cần 3 thứ: Tên miền, Website, Hosting. Trong đó yếu tố web hosting là rất quan trọng.

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÙNG DỊCH VỤ VPS TẠI INET

Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, hệ điều hành riêng, bạn có toàn quyền quản lý root và có thể khởi động lại hệ thống bất cứ lúc nào. VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local

Lập trình Android

Lập trình Android đang trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời trong hành trình phát triển ứng dụng trên điện thoại di động với 1 tỷ người sử dụng, 1.5 triệu thiết bị mới được kích hoạt mỗi ngày.

Khóa học Lập trình PHP và MySQL

Ngôn ngữ lập trình PHP được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java.

Giao tiếp Tiếng Anh khó không?

Phần mềm học tiếng Anh Giao Tiếp 123 cực hay. Mỗi đoạn hội thoại đều có phát âm và bản dịch đầy đủ nhằm giúp người học tiếng anh một cách tiện lợi nhất. Đồng thời bạn có thể GHI ÂM lại giọng nói của mình theo từng câu đàm thoại, từ đó sẽ giúp người học có căn cứ cải thiện khả năng nói cũng như nghe tiếng anh của mình

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Cách làm Content Marketing hay cho Fanpage trên Facebook

Đọc được bài viết hay quá, note lại để học tập!
------------------------------------------------------------
Facebook Marketing ở Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh, kéo theo sự ra đời của hàng loạt các fanpage với mục đích phục vụ cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn ngắn, tài liệu tìm hiểu tiếng Việt còn hạn chế, nên việc làm và sử dụng Facebook trong Marketing chỉ trong giai đoạn sơ khai và còn nhiều hạn chế.

Nhiều người ra rả nói "Content is king", nhưng làm content - nội dung trên Fanpage của Facebook cụ thể thế nào là đúng, thì chưa có tài liệu nào viết đủ.

Trong phạm vi bài viết này, như một lời cảm ơn đến những người đã theo dõi và ủng hộ mình trong suốt thời gian qua, sẽ là những thông tin sâu về cách làm nội dung trên một fanpage theo từng nhóm sản phẩm, từng nhóm thiết bị truy cập dựa trên kinh nghiệm & kiến thức của mình về lĩnh vực này. Hy vọng nó sẽ hữu ích ít nhiều cho các bạn.

1. Phát triển content trên Facebook là làm những gì?

"Tuyển content fanpage", cụm từ ấy không quá xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Content Creator hay Người tạo nội dung chính là những người sẽ tạo nội dung cho 1 fanpage.

Content được tạo ra bao gồm tất cả những nội dung như hình ảnh, âm thanh, câu chữ, khởi tạo sự kiện, trả lời tin nhắn & bài viết trên tường...Tất cả những nội dung ấy nhằm định hướng người dùng vào hành vi mong muốn theo mục tiêu marketing của doanh nghiệp

Một content creator giỏi, không chỉ là một người viết giỏi mà còn là người có tư duy marketing, có khả năng định hướng người dùng theo mục đích thông qua câu chữ và hình ảnh tại fanpage.

2. Tại sao cần quan tâm đến content

Tất cả các hoạt động quảng bá fanpage như tăng like, tổ chức event, in link của fanpage lên giấy tờ hoặc thậm chí đưa vào các TVC đều chỉ làm được công việc dẫn người dùng đến fanpage, còn việc có like hay không, có mua hàng hay không, đều do content quyết định.

Trên Facebook Marketing, doanh nghiệp và người dùng có cầu nối để tương tác nhanh nhất. Đó cũng là nơi các yếu tố tiềm ẩn tạo khủng hoảng tồn tại nhiều nhất. Facebook Fanpage là kênh đại diện của thương hiệu, lẽ dĩ nhiên nó phải được chăm lo chu đáo. Không ai muốn Fanpage thương hiệu của mình có những bài đăng như thế này:




>>> Rất tiếc cho FPT vì có 1 bạn làm content không hiểu gì về thương hiệu. Đây cũng chính là lí do tuyển content hay làm content không phải trò đùa.

3. Làm content thế nào cho hiệu quả?

3.1. Những quy chuẩn về content của Facebook.

Tất cả các quy định chung của Facebook đối với người làm content đều được Facebook Public, các bạn có thể xem ở 3 link sau:
https://www.facebook.com/legal/terms .
https://www.facebook.com/page_guidelines.php
https://www.facebook.com/communitystandards

Vi phạm các quy định trên, Facebook có thể block fanpage mà không báo trước, như thế này:



Facebook block dù page bạn có 1000 fans hay 1 triệu fans, vì thế, lời khuyên duy nhất của mình cho các bạn là đừng đùa với họ trên những page bạn không muốn bị block. Mới đây, Teens Only, 1 fanpage 4 triệu fans đã bị block chỉ vì tội up hình ảnh thương tâm để câu like. Đó cũng là tiếng chuông thể hiện sự nghiêm khắc của Facebook đối với những nội dung đăng tải tại đây.





(Ảnh: Page 300k fans bị block vì đăng 1 số nội dung vi phạm quy định của Facebook)

3.2. Lập 1 kế hoạch Content (plan content) chi tiết

3.2.1 Plan chung:

Plan chung là plan dùng để định hướng nội dung fanpage theo thời gian dài, thông thường làm trong 1 năm hoặc theo các quý. Plan chung thường bao gồm các mục nhỏ sau, trình bày mỗi mục trong một hoặc một vài slide:

1. Định hướng chung (Brief Recap)
2. Mục tiêu (Objective)
3. Khách hàng mục tiêu (Target Audience)
4. Phân tích khách hàng mục tiêu (The Insight)
5. Điểm nhấn (The Touch Point)
6. Định hướng fanpage chung (Fanpage Concept): dựa trên các phân tích từ 1 đến 5 để đưa ra định hướng
7. Thông điệp (Tone & Mood): Nội dung chính & màu sắc chủ đạo của fanpage
8. So sánh với đối thủ cạnh tranh (Compare with competitors)
9. Định hướng nội dung (Content Direction)
10. Content Management
11. KPI & Cost

3.2.2. Plan chi tiết theo tuần

Sau khi có plan chung, cần phải có plan chi tiết theo từng ngày: Đăng gì, đăng thế nào. Việc làm plan theo từng ngày sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được nội dung thông tin truyền đi không bị sai lệch và đúng theo định hướng ban đầu.

(Minh họa: Một slide trong plan content theo tuần)

Việc tồn tại một plan chi tiết như thế này sẽ giúp giảm thiểu nhiều rủi ro, một trong những rủi ro là:
- Người làm content không hiểu về thương hiệu, truyền sai thông điệp trên mạng xã hội.
- Người làm content không hiểu về sản phẩm, truyền sai thông điệp.
- Người làm content đăng tải thông tin thiếu chính xác.
- Người làm content đăng tải thông tin thiếu nhất quán theo định hướng ban đầu
....


Một trong những lí do của việc tồn tại plan content chi tiết theo ngày, là để tránh những content mù quáng thế này:





(Minh họa: Content trên fanpage của một đơn vị thiết kế web)


Làm nội dung trên fanpage là đại diện thương hiệu nói chuyện với người dùng, định hướng họ hành động theo mong muốn của chúng ta. Làm content fanpage phải theo định hướng marketing chung, tuyệt đối không được làm hỏng thương hiệu. Lan truyền nội dung không đúng định hướng, không tạo lợi ích cho thương hiệu, vào nhóm khách hàng không phải mục tiêu là lan truyền vô nghĩa.

3.3. Đăng tải content đảm bảo theo thuật toán Edgerank.

Mỗi ngày, trên Facebook 1 người có hàng trăm bạn bè vào đăng mới, làm sao để người này thấy bài mà người kia không thấy, Edgerank là thuật toán giải quyết điều này.

Một số người nói, Facebook đã đổi thuật toán, vv & vv ....nhưng với cá nhân mình, Edgerank vẫn có nguyên giá trị của nó.

(Lưu ý rằng, tất cả những thông tin trên mạng về các thuật toán của Facebook đa phần đều là đồn đại chứ không phải từ Facebook. Đừng nghe, hãy thực nghiệm để kiểm chứng những gì người ta đồn đại).



Tại sao phải đăng đảm bảo theo Edgerank? Vì Edgerank quyết định đến số người nhìn thấy bài đăng (reach). Với bất kỳ mục đích nào, dù bán hàng hay traffic, người ta vẫn phải nhìn thấy thì mới tạo hành vi.
(Nếu ai chưa biết đọc về chỉ số, các bạn có thể xem thêm về reach tại bài blog cũ http://lybau.blogspot.com/2013/07/chi-so-nao-can-e-tam-khi-xem-xet.html - vẫn nguyên giá trị)

Edgrank được đo bằng 3 tham số:
U: User, tỷ lệ giữa số người dùng tương tác/ số người dùng nhìn thấy
W: Weight, trọng số giữa các loại hình tương tác, comment có giá trị tốt nhất trong các loại tương tác.
D: Decay , độ trễ của tương tác mới nhất và tương tác gần nhất trước đó.

Đăng bài là phải có người xem, muốn có người xem thì phải giữ Edgerank tốt.

Một số cách làm content để giữ chỉ số Edgerank:

- Đăng content câu comment: Chủ yếu là content ở dạng câu hỏi, người dùng tham gia trả lời sẽ đẩy W lên cao và đẩy U lên cao. Đồng thời, họ sẽ bị cuốn vào vòng Edgerank giữa người dùng và fanpage. Làm như vậy trong thời gian dài, tương tác ở fanpage sẽ luôn đảm bảo. (Tham khảo ví dụ về cách đặt câu hỏi tại page bán hàng https://www.facebook.com/didongthongminh )

- Like comment của người dùng: Người dùng bị Facebook thông báo admin đã like comment -> họ sẽ quay vào page xem -> vòng edgerank của họ và fanpage tiếp tục hoạt động.
Cứ 1 ngày 1 lần, admin vào fanpage like tất cả comment của người dùng, hiệu ứng sẽ rất tốt vì luôn khiến người dùng vào lại page, vòng edgerank luôn được duy trì.

3.4. Đăng tải content theo thời gian và loại hình phù hợp người dùng.

Dạng content:

Ở mỗi fanpage, tùy theo cách tăng like và nguồn like, tùy theo định hướng đăng tải, cộng đồng sẽ có những thói quen khác nhau, ngay cả dạng content họ thích xem cũng khác nhau.





(Nguồn : Ảnh từ bài đăng cũ của mình tại page www.facebook.com/lybausocialmedia)


Tùy theo mục đích của mình, bạn cần chọn cách tăng like phù hợp để tạo nên những cộng đồng có hành vi riêng đúng theo định hướng của mình.
Thời điểm đăng bài:

Ở mỗi fanpage, khi vào insight bạn sẽ thấy đời điểm có nhiều người online nhất.




Sau 3 so sánh nhỏ, có thể thấy peak time cơ bản trên Facebook là 12h trưa và 9h tối.

Đăng bài giống như ném một nắm cát, hãy ném để gió lớn đến, nắm cát đã bay ra và kịp gặp gió để lan rộng. Nếu gió qua mới ném, hoặc gió đến nơi mới ném, thì nắm cát sẽ không lan ra rộng nhất được.

Thời điểm đăng bài tốt nhất, vì thế, không phải peak time, mà là thời điểm đăng tải để kịp khuyếch đại khả năng viral khi đến peak time.

3.5. Một số đặc điểm cơ bản từ nguồn like và hành vi người dùng:

Like từ apps, like ẩn = thích click vào website
-> Nên đăng nội dung dạng link và hình ảnh
(Like từ apps và like ẩn, ở 1 góc độ nào đó, có những giá trị nhất định, bài viết sau mình đề cập sâu vào vấn đề này)

Like từ set chéo, via = thích đọc truyện, status
-> Nên đăng nội dung dạng text, truyện ngắn.
(Đây là lí do những trang như Mật ngữ 12 chòm sao, Những truyện ngắn hay, có rất nhiều comment từ điện thoại).

Like qua invite bạn bè = tỷ lệ xuất hiện hành vi mua hàng/ lượng like cũ cao nhất
-> Nên sử dụng cách này khi mới phát triển fanpage bán hàng.

Trong phạm vi bài viết này, do thời gian có hạn, mình không thể viết được chi tiết về cách training người dùng và tìm kiếm nguồn người dùng theo thiết bị, nếu có thời gian mình sẽ viết thêm nhé mọi người.

Từ cách tăng like, content creator sẽ đăng tải nội dung phù hợp với nhóm fans của mình, và hiệu quả thu lại có thể như thế này:





(Minh họa: Fans comment ở bài đăng của page định hướng cho người dùng từ điện thoại - đa phần comment qua điện thoại)

3.6. Những loại nội dung câu comment cơ bản & hữu dụng.

- Câu hỏi IQ đơn giản
- Câu hỏi nhanh mắt
- Câu hỏi chọn lựa
- Câu hỏi về địa danh
- Câu hỏi về tuổi thơ

Lưu ý: Câu hỏi đặt ra là để có câu trả lời, đừng hỏi quá khó.

Ví dụ:

Câu hỏi lựa chọn:




Câu hỏi IQ Test:

Dạng 1: Điền vào chỗ trống




Dạng 2: Tìm đường - mê cung







Dạng 3: Nhanh mắt:



Dĩ nhiên, với những kịch bản trên, bạn sẽ phải tư duy để lồng ghép thương hiệu sao cho hiệu quả nhất. Đây cũng là những nội dung thú vị, đảm bảo không vi phạm quy định của Facebook.

3.7. Các bước tạo 1 content trên Fanpage

Thông thường, content creator ở Việt Nam chỉ làm 3 bước:

Tìm nội dung -> Đăng tải -> Quảng bá -> Kiểm tra và phản hồi.

Trên thực tế, từ ví dụ của các bài đăng trên Cocacola, bạn có thể thấy các bước khởi tạo của content sẽ bao gồm:

Lên ý tưởng -> nháp nội dung -> thiết kế -> đăng tải -> quảng bá -> kiểm tra phản hồi.

Biết một chút về design sẽ giúp bạn hoàn thiện mảng content hình ảnh cho fanpage của mình. Phải nhớ rằng, làm content trên fanpage không chỉ là gõ text.

3.8. Một số lưu ý:
- Content dùng tiếng Việt hoàn toàn, đừng sính ngoại.
- Viết caption rõ nghĩa, dễ hiểu, ngắn gọn.
- Thể hiện ý chủ đạo ngay ở câu đầu tiên.
- Luôn phản hồi lại người dùng.
- Nhân xưng: Mình & bạn, admin & các bạn, không dùng cách xưng hô riêng vùng miền với các fanpage tập khách hàng rộng ( vd: Không nên xưng cậu & tớ nếu là fanpage cho người dùng toàn quốc).

Update:
Đổi chữ "thừa số" trong edgerank sang "tham số" theo gợi ý của anh Phan Quang Minh

Lý Bầu

Bí quyết Telesales

1. Chuẩn bị

- Tìm hiểu thật kĩ thông tin về sản phẩm bạn đang bán. Hãy tìm hiểu thật thấu đáo nó là gì, cách thức hoạt động và nó mang lại lợi ích gì cho khách hàng
- Hãy tìm hiểu về công ty mà bạn đang làm việc. Một nhân viên telesales không chỉ “sells” về một sản phẩm, dịch vụ nào đó mà còn “sells” luôn cả công ty nữa . Bạn có thể nói với khách hàng lý do tại sao họ nên chọn sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm của đối thủ. Hãy tìm hiểu lịch sử công ty bạn, triết lí kinh doanh cũng như những đánh giá của khách hàng, xếp hạng trong ngành để có thông tin hoàn chỉnh hơn khi cung cấp cho khách hàng.
- Hãy nắm rõ quy trình bán hàng. Khi bạn thuyết phục khách hàng thì việc nắm rõ quy trình bán từ đầu cho đến khi kết thúc là chuyện hết sức quan trọng. Nó bao gồm các thủ tục giấy tờ, thanh toán, vận chuyển, chính sách hoàn tiền/trả lại, hỗ trợ khách hàng hay bất cứ điều gì liên quan.
- Nắm rõ các thông liên liên lạc khi khách hàng yêu cầu như: tên công ty, địa chỉ, địa chỉ gửi thư, số điện thoại, email, website, thông tin về quản lý của bạn và bất kì thông tin liên lạc nào khác mà khách hàng có thể yêu cầu qua điện thoại
- Cuối cùng hãy ghi nhớ các thông tin đó để giúp bạn có thể thoải mái khi giao tiếp mà không cần bất cứ một tờ giấy thông tin nào bên cạnh 

2. Thể hiện sự tự tin
Một người bán hàng tốt là người sử dụng giọng nói khiến cho khách hàng cảm thấy dễ chịu. Nếu bạn đang trong quá trình sửa đổi thì bạn hãy nói về lý do bạn gọi điện và về công ty một cách tự tin.

3. Thực hành kĩ năng giao tiếp
- Hãy nói chậm, rõ rang và âm lượng vừa đủ để khách hàng dễ hiểu những gì bạn truyền đạt
- Hãy thể hiện sự quan tâm đến khách hàng. Giới thiệu bản thân bạn và giải thích mục đích của cuộc gọi càng sớm càng tốt. Hãy tạm dừng và dành thời gian lắng nghe câu trả lời.
- Hãy tìm sự cân bằng trong việc “nói quá nhiều” và “nói không đủ”. Khoảng im lặng trong khi trò chuyện rất có thể tạo cho cả 2 phía không thoải mái vì vậy hãy hạn chế nó.
- Một điểm nữa là bạn hãy hạn chế việc sử dụng những từ thừa như “À” và “ỪM” đi nhé. Nó sẽ gây mất tập trung cho cả hai phía.

4. Cố gắng đừng “diễn tập”
Chúng ta thường có các kịch bản cuộc gọi trong tay, nhưng rất nhiều khả năng là tình huống thực tế bạn giao tiếp không giống như những gì bạn đọc trên giấy. Hãy lấy một hơi thở chậm để bạn có thể bình tĩnh trước cuộc gọi sau đó cố gắng tập trung vào nội dung những gì bạn nói thay vì những từ ngữ có sẵn.

5. Duy trì thái độ tích cực và lạc quan
Hãy nhớ rằng có một hoặc khá nhiều người không mong đợi cuộc gọi điện của bạn hay không tiếp nhận cuộc gọi. Điều này là bình thường ngay cả với những người PRO nhất trong nghề khi bị từ chối bởi một danh sách khách hàng tiềm năng trước khi đến một khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ họ đang bán . Đừng quá bận tâm với những khách hàng từ chối, hãy coi đó như những cơ hội để phát triển kĩ năng telesales của bạn.

>>> Nếu bạn cảm thấy khách hàng không quan tâm đến những gì bạn nói thì tôi khuyên bạn hãy lịch sự kết thúc cuộc gọi đó và chuyển sang cuộc gọi tiếp theo.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

A bad hair day

Hôm nay, John & Linh giới thiệu đến các bạn những cụm từ đi với “hair” trong tiếng Anh nhé.

John & Linh: Hi everyone! Glad to see you again!

Linh: Một tuần vừa rồi các bạn đã làm gì rồi?

John: Hẳn là học tập bận rộn rồi! Một số bạn anh biết còn có một ngày xem phim tại AAC Cinema - câu lạc bộ phim của AAC nữa cơ.

Linh: Anh xem phim cùng các bạn à? Sao anh không gọi em?

John: Anh gọi rồi đấy thôi nhưng ai bảo anh là “I’m having a bad hair day?”


phát âm tiếng anh
Linh: Lúc đó em nhiều việc nên em mới nói “a bad hair day” - bận rối tung lên thôi!

John: Thế nên giờ em không trách anh được nhé!

Linh: Vì em không có ai giúp nên em mới không đi được chứ! Đâu như anh…

John: Người ta phải luôn luôn lên lịch làm việc cho mình chứ em! Như anh đây..

Linh: “Như anh đây luôn luôn sắp xếp lịch làm việc một cách khoa học”. Em cũng thế mà! Thậm chí em còn nhờ mọi người làm giúp!

John: Em ý hả. You always make others get in your hair - em luôn khiến mọi người rối cả lên khi em nhờ người ta ý.

Linh: Đâu đâu? Lúc nào?

John: Hôm thứ 6 chẳng hạn. Em nhờ anh tìm ảnh giúp em. Anh ngồi ngoan ngoãn tìm mà em cứ ở cạnh rối cả lên. Làm mất tập trung lắm ý.

Linh: À! Ra “get in your hair” của anh có nghĩa là “em cứ ở gần anh nhặng xị cả lên”. Giờ em mới hiểu hết đấy.

John: Thì em đâu có trí tưởng tượng với ngôn ngữ đâu. Ha ha..

Linh: Học tiếng Anh cũng phải tưởng tượng nữa sao?

John: Có chứ. Có những cụm từ trong tiếng Anh rất có tính liên tưởng gần với tiếng Việt. Chẳng hạn: “harm a hair on somebody’s head” - làm hại đến một sợi tóc của ai. Em có tí liên tưởng nào không?

Linh: “Anh mà dám đụng đến một sợi tóc của nó thì tôi giết” - Kiểu vậy phải không anh?

John: Lại xem phim bạo lực rồi. Nhưng mà nghĩa nó gần như thế đấy em ạ.

Linh: Hay nhỉ. Thế nếu em muốn nói là “sợ dựng tóc gáy” thì dùng cụm từ gì ạ?

John: “To make someone's hair stand on end” - làm ai đó sợ dựng tóc gáy.

Linh: Thế còn “come within a hair of someone or something”? Có phải là “cách nhau 1 sợi tóc” không?

John: Cũng bắt đầu thông minh rồi đó. Nhưng tiếng Việt của em phải dùng “gần nhau trong tấc gang” - vậy mới đúng chứ?

Linh: Anh không cần “dìm” em thế đâu! Chẳng qua là người ta mới dịch thô thế thôi!

John: Với những cô nàng ép tóc còn có một cụm rất hay nữa là “not a hair out of place” - gọn gàng đến mức không có một sợi tóc rối.

Linh: Vậy đích thị là em rồi! Tóc ép phẳng lừ thế này làm sao mà rối được! Quá xinh đẹp và gọn gàng!

John: Thôi Linh ơi! Ai cũng biết em xinh hơn anh rồi - người phụ nữ duy nhất trong phòng thu ạ!

Linh: Cảm ơn anh - người đàn ông duy nhất và đẹp trai nhất phòng thu!

John: Khiếp quá! Mọi khi toàn bị “đì”, giờ được khen là đẹp trại, chắc hôm nay trời mưa rồi!

Linh: Có, đang mưa mà anh!

John: Oh. Cũng đã đến giờ tạm biệt các bạn rồi. John & Linh rất cảm ơn các độc giả của John & Linh nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong tuần tới.

Theo Dân trí

Làm sao để kinh doanh trực tuyến Hiệu Quả

Sở hữu được bài viết quảng cáo sản phẩm đúng tâm lý khách hàng để mang về doanh số thực tế.

ĐỪNG BAO GIỜ CHI TIỀN QUẢNG CÁO khi chưa đánh giá được nội dung bài viết về sản phẩm / dịch vụ có thuyết phục được khách hàng hay không ?

ĐỪNG BAO GIỜ CHI TIỀN QUẢNG CÁO khi chưa hiểu về SALE PAGE là gì? và tác dụng của nó đối với việc tạo ra doanh thu kinh doanh.

ĐỪNG BAO GIỜ CHI TIỀN QUẢNG CÁO khi trên website của mình chưa có ít nhất 01 SALE PAGE chuyên nghiệp.

ĐỪNG BAO GIỜ CHI TIỀN QUẢNG CÁO khi không biết các kênh quảng cáo nào phù hợp với hành vi khách hàng của bạn.

“Phần lớn khách hàng đều mua hàng vì CẢM XÚC….NHƯNG, CẢM XÚC của khách hàng khi Bạn bán hàng trực tiếp hoàn toàn khác CẢM XÚC của khách hàng khi đang đọc những dòng chữ trên website của Bạn”

Nếu Bạn không biết cách VIẾT ĐÚNG TÂM LÝ KHÁCH HÀNG bạn không thể có được sự “GẬT ĐẦU” mua hàng của họ

Nếu Bạn không biết các thủ thuật trình bày bài viết thu hút, Bạn không thể tạo CẢM XÚC cho khách hàng trên website

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng trên Salepage (trang bán hàng)

6 nguyên liệu thông tin gia tăng sức mạnh thuyết phục khách hàng trong nội dung bài viết Salepage

Công thức đặt tiêu đề trong 30s và thu hút đúng khách hàng mục tiêu

4 kỹ thuật CHỐT SALE khách hàng ngay trong bài viết

Thủ thuật điều hướng để khách hàng đọc hết bài viết Salepage và không bỏ sót thông tin nào

Chiến lược Marketing cho Sale Page để tạo doanh thu kinh doanh
  • Biết cách đặt tiêu đề thu hút khách hàng mục tiêu.
  • Viết thu hút, dẫn dắt người đọc và thuyết phục khách hàng ngay trên bài viết.
  • Biết sử dụng các công cụ quảng cáo online đạt hiệu quả và đúng khách hàng mục tiêu.
  • Bạn sẽ thay đổi hoàn toàn tư duy kinh doanh trên internet sau khi hoàn thành chương trình.
  • Biết được giá trị thực sự của 1 trang Sale Page và ứng dụng nó trong kinh doanh Online.
  • Hiểu được các yếu tố quan trọng tạo ra tỉ lệ chuyển đổi trên trang Sale Page của mình.

Theo Phạm Thế Anh

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

NÊN NHỚ


1. Nổi giận là trạng thái cái lưỡi làm việc nhanh hơn cái đầu.

2. Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể phá huỷ hiện tại bằng cách quá lo lắng cho tương lai.

3. Hãy yêu thương đi... rồi bạn chắc chắn sẽ được đáp lại.

4. Cuộc sống luôn ban tặng những điều tốt đẹp nhất cho những ai biết nhẫn nhịn.

5. Tất cả nụ cười đều có chung một ngôn ngữ.

6. Cái ôm là món quà lớn... Có thể cho đi lúc nào và dễ dàng được đáp lại.

7. Mọi người cần được yêu thương... nhất là khi họ không xứng đáng điều đó.

8. Thước đo của cải của một người là những gì anh ta đã cống hiến cho đời.

9. Tiếng cười là mặt trời của cuộc sống.

10. Ai ai cũng đẹp, có điều không phải ai cũng nhận ra nó.


11. Điều quan trọng cho cha mẹ là sống theo những gì họ dạy.

12. Cảm ơn cuộc sống về những gì bạn có, tin cuộc sống về những gì bạn cần.

13. Nếu bạn tiếc nuối ngày hôm qua và lo lắng ngày mai, bạn sẽ không có ngày hôm nay để cảm tạ.

14. Người bình thường nhìn hình thức, người thông thái nhìn nội tâm.

15. Sự lựa chọn của bạn ngày hôm nay sẽ có tác động đến ngày mai

16. Dành thời gian để cười, bởi đó chính là điệu nhạc của tâm hồn.

17. Nếu có ai nói xấu bạn, hãy sống làm sao để không ai tin điều đó.

18. Kiên nhẫn là khả năng bạn hãm phanh khi bạn có cảm giác như đang tăng tốc.

19. Tình yêu thương vững chắc sau khi trải qua những xung đột.

20. Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm cho con cái là yêu thương nhau.

21. Những lời nói không tốt không làm gãy xương, nhưng có thể làm vỡ trái tim ta.

22. Để thoát khỏi gian nan, chỉ có cách đi xuyên qua nó.

23. Yêu thương là từ duy nhất có thể chia mà không bị giảm.

24. Hạnh phúc được tăng lên nhờ những người xung quanh, nhưng không phù thuộc vào họ.

25. Với mỗi phút bạn nổi giận, bạn mất đi 60 giây hạnh phúc mà không thể nào lấy lại được.

26. Làm bất cứ việc gì với hết khả năng, cho những ai bạn có thể, với những gì bạn có, và ở nơi nào bạn đang đứng.
Sưu tầm

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Từng bước làm SEO cho Ứng dụng trên Điện thoại

Đi dạo một vòng trong nước thì thấy các bạn làm marketing cho mobile phần lớn vẫn làm SEO truyền thống bằng cách tạo landing page và đổ traffic vào website. Đây có thể là một giải pháp tốt cho các game tải file cài trực tiếp từ website game. Nhưng đối với các game publish trên các App Store hay Google Play thì phương pháp này rất kém hiệu quả.

Theo nghiên cứu của Business Insider hơn 60% (theo một số nghiên cứu khác là 70%) lượt tải  ứng dụng là từ chức năng tìm kiếm trên chính các app store. Do đó việc thực hiện ASO giúp tăng cao lượt tải, đồng thời cũng tăng cao doanh thu của game với chi phí rất thấp so với các cách marketing khác. Vậy ASO là gì?

App Store Optimization(ASO) là quá trình nâng cao khả năng hiển thị của một ứng dụng điện thoại di động (chẳng hạn như một chiếc iPhone, iPad, Android, ứng dụng Windows Phone) trên một app store (như Apple Appstore, Google Play). ASO không giống như Search Engine Optimization (SEO) khi chỉ dừng lại ở tăng thứ hạng hiện thị kết quả tìm kiếm của store, mà còn có một phần quan trọng hơn là thuyết phục khách hàng tiềm năng của bạn thật sự tải game sau khi đã click vào nó. Việc thực hiện tốt ASO sẽ giúp ứng dụng của bạn đứng cao trong kết quả tìm kiếm của app store và sẽ giúp tăng số lượng download ứng dụng.

Loạt bài về ASO sẽ chia làm nhiều chủ đề khác nhau. Bài này mình sẽ viết về các đặt tên Game của bạn để ASO được tốt và gây được sự chú ý với user. Các ý được viết chủ yếu dưới dạng gạch đầu dòng cho dễ hiể và đỡ dài dòng:
  • Nếu bạn quyết định để cung cấp cho ứng dụng của bạn một tên mơ hồ, hầu hết mọi người thậm chí sẽ không bận tâm click vào app của bạn chứ chưa nói đến xem screenshots hay description. Tên game của bạn nên càng rõ ràng càng tốt và không nên gây nhầm lẫn cho người chơi bằng các tên không liên quan đến bản chất game của bạn.
  • Hãy cẩn trọng với giới hạn của tên app (về mặt hiển thị) - khách hàng tiềm năng của bạn sẽ chỉ nhìn thấy 32 ký tự đầu tiên của tên game của bạn nếu họ duyệt App Store từ iOS6 trên iPhone. Ngoài ra, tên ứng dụng của bạn cũng hoạt động như một số loại keyword (từ khóa) chính và có một chút lợi thế so với các từ khóa tìm kiếm bặt đặt trong phần keyword (cho iOS) hay description (cho Google play). Do đó hãy tận dụng nó.
  • Tuy nhiên đặt tên game (không quá) dài cũng không phải là không trong trường hợp đã có một game có tên như thế và bạn không muốn bỏ cái tên này. Ví dụ nếu có tên "Blocks Buddies" rồi thì bạn có thể thêm "Blocks Buddies Online" hay "Blocks Buddies The Awesome". Cách này có nhược điểm tôi sẽ nói bên dưới.
  • Tiện đây, bạn có biết rằng tên của publisher cũng có phần ảnh hưởng trong kết quả tìm kiếm?
  • Bạn có thể chọn từ hoặc cụm tứ có cảm giác nhịp điệu một tí. Clash of Clans là một ví dụ cho cách chọn tên game như thế này hoặc Hay Day là một ví dụ khác của Supercell. Tại Việt Nam thì ngoài cách chọn tên Tàu (Hán) ra, mình chưa thấy có nhiều game chọn cách đặt tên như thế này. Ưu điểm của cách này là người chơi dễ đọc, và cũng dễ nhớ khi một người nào đó thấy bạn của họ post trên Facebook hay Twitter, sau đó lên store và search ứng dụng của bạn.
  • Bạn cũng có thể chọn một cái tên tạo ra hình ảnh trực quan. "Angry Bird" là một cái tên tuyệt vời sử dụng cách này. Nó khiến bạn muốn mua game này chỉ để xem đám chim đang điên vì chuyện gì. Ngoài ra "Fruit Ninja" là sự kết hợp rất tốt giữa một yếu tố hàng ngày (Fruit) với một yếu tố kì lạ hơn "Ninja". Liệu bạn nghĩ Ninja thì có liên quan gì đến Fruit? Ngoài ra còn có serie: Hardest Game Ever. Chính điều này gây sự chú ý, tò mò của khách hàng tiềm năng. Ở Việt Nam tôi thấy có Gà Chiến chọn kiểu này (dù game này không được lên App Store). 
  • Một cách đặt tên khác là sử dụng những cái tên đơn giản. Tap The Frog là cái tên không thể đơn giản hơn cho một tựa game mà điều bạn phải làm đơn giản là tap vào con ếch ở các mini game. Nếu bạn không biết tựa game đã đạt hơn 15 triệu download này thì "Draw Something" hay "Words With Friends" là hai đại diện hết sức phổ biến cho cách đặt tên đơn giản, trực tiếp: "What you see is what you get". Theo tôi dù có chọn cách này hay không thì bạn cũng nên mô tả ít nhất một phần nội dung của game bạn trên chính tên game. Nó không chỉ giúp bạn làm tốt ASO mà còn tôn trọng người thử chơi game của bạn.
  •  Một lưu ý khác là trước khi submit game lên App Store, hãy chắc chắn tên game của bạn không vi phạm trademarks (nhãn hiệu, thương hiệu) nào. Hãy Google kỹ hoặc search trên Cơ sở dữ liệu của Văn phòng Thương hiệu và sáng chế Hoa Kỳ. Còn ở Việt Nam thì bạn cũng nên tránh các thương hiệu đã đăng ký, đặc biệt là các bác lớn.
  • Không đặt bất kỳ ký tự đặc biệt trong tên game của bạn, giống như biểu tượng thương hiệu ™ , quyền tác giả © vì nếu vậy trang iTunes của bạn sau đó sẽ chỉ sử dụng id của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây.
  • Một điều bạn có thể cũng cẩn thận: cố gắng không đặt lặp lại một tên game hay ứng dụng đã được sử dụng (hoặc một phần của nó), vì Apple sẽ bỏ các từ khóa có liên quan. Ví dụ game của bạn có từ Saga hay Candy Crush thì nguy cơ các từ trên không được index là rất cao (thậm chí nếu nó không phải là trademarks). Không phải game hay app nào cũng gặp tình trạng này nhưng cũng nên cân nhắc để không tốn thời gian sửa và gửi review lại.
  • Nếu bạn chọn được một tên game hay, hãy lập tức tạo một ứng dụng mới trên iTunes Connect hay Developer Console. Nhớ đừng hỏi lời khuyên hay kể với ai cho đến khi bạn đăng ký thành công tên game đó. Tôi đã từng bị mất một tên game hay vì dại dột đi hỏi trên Touch Arcade.
Theo lamgame.vn

Làm SEO cho Ứng Dụng (ASO) như thế nào?

Cũng như web có SEO on-page và off-page, ứng dụng có ASO (App store Optimization) on-metadata và off-metadata. On-metadata ASO gồm các yếu tố hoàn toàn trong tầm kiểm soát của bạn và thường là những thứ liên quan tới hiện diện trên app store của bạn. Off-metadata ASO gồm những thứ không hoàn toàn trong tầm kiểm soát của bạn, nhưng bạn vẫn có thể tác động. Đây là một vài nút thắt quan trọng nhất mà một nhà tiếp thị như bạn có thể tác động để điều chỉnh hiệu quả tìm kiếm của bạn, và một số mẹo nhanh để tối ưu hóa chúng.

ON-METADATA

Tiêu đề ứng dụng


Một tiêu đề ứng dụng là yếu tố siêu dữ liệu quan trọng duy nhất để xếp hạng trong ASO. Nó tương tự như thẻ <title> trong HTML, và là dấu hiệu quan trọng tới các cửa hàng ứng dụng cũng như tới nội dung của ứng dụng. Trên web, bạn muốn tiêu đề chứa cả mô tả về những gì bạn làm (gồm cả từ khóa) cũng như một chút thương hiệu, cả 2 yếu tố nên cùng tồn tại trong cửa hàng ứng dụng. Hãy chắc chắn đẽ kèm các từ khóa, nhưng không spam. Hãy chắc chắn nó rạch ròi và có ý nghĩa. Ví dụ: “Strava Run – GPS Running, Training and Cycling Workout Tracker

Mô tả

Patrick Haig, Phó Chủ tịch của Customer Success của chúng tôi, thích tách các mô tả thành 2 phần: trên nếp gấp và dưới nếp gấp (nghe quen quen?). Ông nói rằng “Ngôn ngữ trên nếp gấp nên là 1-2 câu mô tả ứng dụng và cách sử dụng chính của nó, và dưới nếp gấp nên là tập tính năng và các bằng chứng xã hội rõ ràng và gắn kết.” Chúng tôi sẽ đào sâu vào một số khác biệt giữa trường mô tả trên các nền tảng ở phần sau.

Trường từ khóa

Trường từ khóa trong iOS là trường 100 ký tự bạn có thể sử dụng để báo cho máy tìm kiếm của iTunes từ khóa nào bạn nên cho hiện ra. Vì bạn chỉ có 100 ký tự, bạn phải sử dụng thông minh. Một vài mẹo:
Khi lựa chọn từ khóa, cũng như trên web, tập trung vào sự phù hợp, khối lượng tìm kiếm và độ khó
Đừng dùng nhiều cụm từ, chia nhỏ thành các từ riêng rẽ (Apple có thể giúp bạn kết hợp chúng lại)
Đừng nhắc lại từ khóa đã có trên tiêu đề (Và đặt từ khóa quan trọng nhất vào tiêu đề, để trường từ khóa cho các từ khóa thứ cấp)
Tách các từ khóa bằng dấu phẩy, và không sử dụng khoảng cách bất cứ chỗ nào.

Biểu tượng

Người tiêu dùng rất cầu kỳ. Họ thích các ứng dụng đẹp, lộng lấy và dễ hiểu. Biểu tượng của bạn thường là sự tương tác đầu tiên với ứng dụng của bạn, vì thế hãy đảm bảo nó truyền tải được thương hiệu của bạn, và sự tao nhã, hữu ích của ứng dụng của bạn. Hãy nhớ rằng, trong các kết quả tìm kiếm, một biểu tượng là một trong những cách bạn có thể truyền tải thương hiệu và sự hữu ích của bạn. Nghĩ về điều này như một phần của thẻ mô tả bạn tạo ra trong SEO. Ví dụ, SoundCloud đã làm rất tốt với biểu tượng và việc xây dựng thương hiệu của họ.

Ảnh chụp màn hình

Vai trò quan trọng nhất khi tạo ra các ảnh chụp màn hình là khi chúng không phải là ảnh chụp màn hình, thay vào đó chúng là những hình họa mang tính quảng bá. Nghĩa là bạn có thể thêm chữ hoặc hình họa khác để kể câu chuyện ứng dụng của bạn theo cách trực quan, thú vị.

Đặc biệt trong iOS, khi bố cục thẻ chỉ ra ảnh chụp màn hình đầu tiên của bạn, nó rất hữu ích khi một ứng dụng hiển thị một hình ảnh giải thích ứng dụng ngay trên đầu phía trước, tăng sự chuyển đổi từ các kết quả tìm kiếm đến việc truy cập trang ứng dụng và cuối cùng là cài đặt ứng dụng.

Các nhà tiếp thị ứng dụng tốt nhất cũng dùng cùng một lúc nhiều hình họa quảng bá để tạo một dòng dẫn dắt người dùng qua câu truyện. Mỗi hình ảnh có thể xây dựng dựa trên ảnh trước, cho người dùng lý do tiếp tục cuộn màn hình và tìm hiểu về ứng dụng của bạn.

Theo dichvuseo.com

APP STORE OPTIMAZATION - ASO là gì

Vài năm gần đây, thị trường ứng dụng mobile đã phát triển thành một ngành công nghiệp lớn với hàng tỉ USD. Ước tính có khoảng 1,2 tỉ người dùng trong năm 2012 và dự kiến sẽ tăng khoảng 29,8% mỗi năm, Thị trường này được phân chia bởi hai ông lớn là Android và Apple iOS. comScore (Một công ty dẫn đầu trong làng công nghệ số) đã đưa ra con số thông kê vào tháng 8/2013.


· Android: 51.6%

· Apple: 40.7%

· Blackberry: 4.8%

· Microsoft: 3.0%

· Symbian: 0.4%


Sau khi xem qua những con số này, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra thị trường app store đang là cuộc chạy đua khốc liệt của Android và Apple. Theo nguồn tin của ABI Research (3/2013), tổng con số app được download từ các nền tảng là:

· Google Android: 58%

· Apple iOS: 33%

· Microsoft Windows Phone: 4%

· BlackBerry: 3%


Những con số này cho chúng ta thấy Google Play đang dẫn đầu cuộc đua, nhưng con số này chỉ dựa trên tổng số app được download và những doanh thu không thực tế. Thật ra, Apple thu lợi nhiều hơn Google Play nhưng ở đây đang nói đến vấn đề app không phải phân tích doanh thu.

Ngành công nghiệp app store thật sự khác biệt với các hoạt động tìm kiếm. Một trong những lý do chính là đây không phải là sân chơi độc quyền cho bất cứ ai. Không giống các tìm kiếm và tiếp thị trên internet phải dựa giẫm quá nhiều vào Google.

Là một SEOer, chúng ta cần phải tối ưu app cho cả hai mặt trận là Google Play (giành cho Android) và Apple's iOS store. Đây thật sự là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội lớn. Nếu các bạn đang nghĩ về việc tạo một ứng dụng cho điện thoại hoặc đã có một sản phẩm trên các app store, bước tiếp theo dưới đây sẽ giúp các bạn tối ưu chúng trên hai thị trường app store lớn là Apple và G Play

A. GOOGLE PLAY


Đây có lẽ là thị trường quen thuộc của hầu hết các bạn, từ khi android ra đời nó đã đem lại cho chúng ta những trải nghiệm mới trên điên thoại, và có thể trong 5 hay 10 năm tới thị trường này vẫn phát triển bền vững dựa trên nền tảng Android. Vì là sản phẩm của Google phát triển nên những gì bên trong nó đều được Google lập chỉ mục và đưa vào bộ máy tìm kiếm của nó, Việc xây dựng liên kết ở Google Play sẽ đem lại hiểu quả cao cho công cuộc SEO của bạn. Dưới đây là một số thủ thuật giúp bạn tối ưu Google Play store​.

Onpage​

App Tittle: Cũng giống như tittle của website, tầm quan trọng của tittle trong app store cũng phải được chú trọng, hãy chắc chắn rằng tittle của bạn diễn tả rõ ràng và đầy đủ nội dung của app. Vì Android đang được nhiều hãng sử dụng với nhiều kích cỡ màn hình khác nhau nên thật khó để hiển thị hết tittle trên tất cả chúng. Chiến lược tốt nhất là giữ cho tittle của app ngắn nhất có thể để người tìm kiếm có thể đọc được toàn bộ titte của bạn.

App Description: Những dòng diễn tả rõ ràng, cuốn hút sẽ làm tăng tính cạnh tranh cho app của bạn. Trước khi người dùng có thể tự đánh giá app của bạn thì họ phải đọc qua description của bạn. Hãy có khúc mở đầu thật ấn tượng để người tìm kiếm đọc tiếp nội dung và download app của bạn như vậy bạn đã thành công lớn rồi đấy. Bạn có 4000 ký tự để làm nổi bật app của mình, hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan nhé.

App Icon: Hãy nhìn vào icon những thương hiệu lớn (Facebook, Twitter) những Icon ấn tượng và nói lên được sự riêng biệt của nó sẽ gây ấn tượng tốt với người tìm kiếm.

App Type: Google phân chia app thành hai dạng chính: application (Ứng dụng) và Game (Trò chơi). Đặt app của bạn ở đâu thì bạn biết rồi đấy nhé.

App ScreenShot: Ai cũng muốn xem qua sản phẩm mình đang dự định tải về như thế nào nên những Screenshot của bạn rất quan trọng, Hãy đặt những screenshot diễn tả được những thế mạnh mà app của bạn mang lại, đặc biệt là những hình ảnh ấn tượng (Thị giác sẽ kích thích tính tò mò trong trí não ^^)

Category: Hãy đặt app của bạn đúng nơi đúng chỗ, như vậy người tìm kiếm sẽ nhanh chóng tìm ra app của bạn, và bạn cũng không bị Google Play đưa app của bạn ra đảo.

App Youtube Demo: Môt chức năng rất hữu ích cho các trên Play Store là Youtube Demo, cho phép bạn upload một video trên Youtube về app của bạn, hãy sử dụng nó để đem lại cho người dùng những giới thiệu ấn tượng về app của bạn.

Leverage Google Plus: App nào cũng có một Google Plus Plugin, bạn có càng nhiều G+ thì app của bạn càng có khả năng xuất hiện trên trang nhất của Play store, "Google + là sản phẩm của Google nên đâu đó vẫn có sự thiên vị cho nó" - Tác giả

Chú ý: Google đã nói rõ ràng là: " Lặp lại và không hợp lý trong việc sử dụng keywords trên app tittle, description hoặc quảng cáo có thể gây khó chịu cho người dùng và kết quả là app của bạn bị treo". Bạn hãy cẩn thận nhé.

Offpage

Overall App Ratings: Điều này là yếu tố rất quan trọng trong ASO. Nếu các bạn có 1200 người vote 5 sao, app của các bạn được đánh giá là rất tuyệt, Rating đánh giá trực tiếp hiệu suất của app, một app tốt sẽ có rating tốt. Hãy nhớ để có vị trí cao trên trang đầu của App store là sự kết hợp của phản hồi, rating, download và G+

App Reviews: cũng giống như rating, càng nhiều phản hồi có lợi cho bạn thì app của bạn được đánh giá càng cao. Nên các bạn phải chú ý đến những phản hồi của người dùng để có chiến lược phù hợp và cải thiện app của bạn tốt hơn.

Total App Downloads: Đây là điều mà các bạn mong đợi cũng như phản ánh chính xác độ hot app của bạn, càng nhiều lượt download thì cơ hội app của bạn được người khác download càng cao.

Link Building: Việc này thì y chang như làm với website, các bạn hãy có những chiến dịch tạo backlink cho hợp lý.

B. APPLE iOS STORE
Việc tối ưu trên Apple store có vẻ đơn giản hơn Google Play. Một phần vì Apple store không được Google truy cập và index. Hầu hết những đánh giá, xếp hạng và tìm kiếm đều dựa vào những hoạt động của người dùng.

Onpage

App Tittle: Tầm quan trọng của tittle thì các bạn biết rồi nhé. Apple khuyến nghị tittle có ít hơn 25 ký tự.

App Description, App Logo, App Screenshot và Category: những vấn đề này không có gì khác biệt giữa Google Play và Apple Store

Keywords: Điều mấu chốt nằm ở đây. các bạn nên sử dụng những từ khóa duy nhất cho app của bạn, dù có thể chúng có cùng chức năng và đặc điểm nhưng từ khóa tránh trùng hoặc sử dụng thương hiệu của đối thủ. Điều này đòi hỏi các bạn phải chọn từ khóa cho phù hợp với app của mình.

Offpage tương tự như Google Play nhé.

Cũng giống như tiếp thị trực tuyến, việc kiểm tra, phân tích và đánh giá phải có chiến lược hợp lý để có được cái nhìn toàn cảnh về app của mình từ đó nâng cao chất lượng của app. Với thị trường di động đầy tiềm năng này sắp tới sẽ có nhiều yếu tố chúng ta cần phải hiểu rõ.


Dựa trên bài viết của tác giả Zain Shah dmoz.com

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Làm gì khi Tài khoản quảng cáo trên Facebook bị khóa


1. Đầu tiên, đơn giản nhất ai cũng biết phải khiếu nại trực tiếp ngay ở khung Ads Manager Error:

Click vào Liên hệ Facebook (Contacting Facebook)



Hoặc vào trực tiếp 2 link sau:

https://www.facebook.com/help/contact/531795380173090

https://www.facebook.com/help/contact/189823244398879

Click theo mẫu hoặc điền theo mô tả lần cuối cùng bạn nhớ, khi mà tôi bị từ chối nhiều quá tôi chán không điền vì sao bị khóa mà chỉ nhập đơn giản nó cũng mở. Có lần mô tả đúng chuẩn bị mở rất nhanh. Vậy nên tôi khuyên nếu nhớ thì điền còn không nhớ thì chọn: Không, có, có, không có cũng được, không được thì còn phần dưới bài viết này.



Upload ID (chứng minh thư của mình lên và chờ đợi)

Ngoài chứng minh thư thì còn các giấy tờ khác có thể sử dụng, click để tham khảo thêm.(Từ hộ chiếu, giấy kết hôn, thẻ thư viện… rất nhiều lựa chọn)

Việc điền thông tin thì ngoài ghi tiếng Anh các bạn có thể ghi luôn tiếng Việt cũng không sao. Lý do bị khóa thì nhiều vô kể nhưng chúng ta sẽ mặc định công nhận rằng chúng ta có 1 thao tác nào đó khác thường so với người dùng (đặt ngân sách quá cao, xóa quảng cáo khi chưa duyệt nhiều lần, liên tiếp sai phạm chính sách của nó…)

2. Khiếu nại bằng email:

Danh sách 1 số email tôi gửi thành công

paymentsappeals+l26ywuy.aeatok55hqyae@support.facebook.com

paymentsappeals+lyqbjqa.aea3fcvn5zfp2@support.facebook.com

Mẫu email:

Dear facebook team

I am newbie, my friend suggest me use facebook ads for my business

I creat ads for page facebook.com/abccxyz

I set up get more like and boot promote campaign

I sent my identify card and visa card to confirm

However my ads account was stopped suddenly,and facebook showed that my facebook account was locked. They notice that it is the final decision.

I think having some misunderstanding in this case

I hope you can review and reopen my account as soon as possible so that I can continue to run my business

Your sincerely

(mẫu này tôi lấy từ tài liệu Hoàng Leo tổng hợp, bạn nào giỏi Tiếng Anh hơn viết được mẫu hay hơn thì xin gửi thêm để tôi up tham khảo thêm cho mọi người)

Dùng email đăng nhập nick bị khóa tài khoản đính kèm ID cá nhân và nội dung ví dụ kia gửi về contact email trên. Nó từ chối thì tiếp tục gửi lại. Có thể gửi bằng tiếng Việt mô tả vấn đề của bạn đại khái tôi tiêu dùng rất nhiêu và tôi không can tâm sự cố này, yêu cầu hỗ trợ để hoạt động kinh doanh của tôi bình thường.


Gửi khiếu nại theo đường Support vấn đề thanh toán theo slide của Hoàng Leo dưới đây

http://bit.ly/khieu-nai-fb

Download: http://goo.gl/ra8lTS



Email phản hồi khi thành công.

Tip nhỏ: thời gian đẹp nhất gửi khiếu nại là 21h30-23h30 vì khi đó là tầm sáng sớm bên Mỹ, các bạn có thể đính kèm thêm hình visa để thêm độ uy tín.
Sau khi khiếu nại chán chê không được tôi thử cách khác, lập 1 nick mới. Vấn đề là nick mới lập ra bị khóa liên tục, khiếu nại thì không được. Càng không được lại càng mất bình tĩnh quên đi rằng với tài khoản mới đăng kí quảng cáo cũng cần sự uy tín. Để một tài khoản mới lập hạn chế rủi ro thấp nhất thì chúng ta nên nhờ tài khoản bạn bè, tài khoản đã dùng Facebook thời gian dài, tối thiểu nên trên 3 tháng cùng các điều kiện sau:



- Visa trùng tên hoặc visa mới hoàn toàn, chưa từng add vào đâu, của các ngân hàng uy tín (Techcombank, Vietcombank… xem thêm bài các visa phù hợp thanh toán Facebook ở đây)

- Thao tác tạo quảng cáo đầu tiên nên sử dụng trên máy tính, trình duyệt mà nick đó thường sử dụng.

- Fanpage tạo quảng cáo đầu tiên nên là page lâu năm, nguồn gốc fan minh bạch. Xem trong báo cáo người thích trang trọn đời sẽ thấy nguồn từ quảng cáo đều đặn, không có yếu tố tăng đột biến từ nguồn App hay Other…( Tham khảo phân biệt nguồn tăng like cho Fanpage)

Để dễ nhớ thì nguyên tắc trên là nguyên tắc 6 Một: 1 nick, 1 visa, 1 máy, 1 trình duyệt, địa chỉ mạng và 1 Fanpage.

Sau đó chúng ta dùng nick tạo được tài khoản quảng cáo đó share quyền cho 1 nick bất kì chưa có tài khoản quảng cáo để chạy là được (làm như vậy an toàn hơn nếu bị khóa chỉ cần kiếm nick khác chứ share vào nick có tài khoản quảng cáo rồi bị khóa là bó tay)



Nick của tôi là nick khó mà có thể bị khóa vì như vậy.
Trong thời gian chờ đợi nick mở, chờ nick mới thì chúng ta có thể đi thuê nick chạy hoặc thuê người chạy trên Cộng Đồng Isocial. Vấn đề kiểm soát khi thuê thì tôi sẽ nói sau tuy nhiên là bạn nên yêu cầu được chia sẻ quyền xem quảng cáo để kiểm soát chắc chắn nhất.

Thêm phương án dự phòng. Tốt nhất mỗi người nên có từ 2-3 nick quảng cáo bằng cách sử dụng tip lập nhiều tài khoản của Hoàng Leo. Ngoài ra chúng ta có thể thuê post ở Fanpage, Group hoặc thuê banner Website. Tôi đã từng dồn tiền quảng cáo để lấy một bài trên Eva.vn mà hiệu quả cũng gần tương đương. Việc thuê post này thì tùy thuộc khả năng thương lượng, móc nối của mỗi người. Có thể vào Group Socical sau để xin hỗ trợ hoặc liên hệ trực tiếp phòng marketing 1 số báo thuộc VCCorp (kenh14.vn, afamily.vn …). Nếu bạn phân tích kĩ người dùng bên bạn, có thể biết đâu sẽ có kênh tốt hơn mà chi phí vừa phải như Google adwords, Cốc Cốc Ads, Zalo Page, Youtube …

Vậy là tổng hợp đủ hết giải pháp đối phó, được mở hay không là phụ thuộc vào kiên trì và may mắn của bạn. Để không phụ thuộc thì tôi nghĩ chúng ta nên tư duy lại toàn bộ kênh tiếp cận của mình và có nhiều kênh đẩy tin khác thay vì chỉ mỗi Facebook, nhất là lại chỉ có 1 tài khoản chạy quảng cáo Facebook nữa.

Theo Thành Bobber

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Tình năng cực kỳ hay của Facebook: Boost Promote!

I. Làm sao để tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng thông qua sử dụng Promote Post.

-    Bạn có 1 chương trình giảm giá, 1 cuộc thi, event.... hay là giới thiệu 1 sản phẩm mới ra mắt tới thị trường, thường thì hay post thông tin đó thông qua fanpage của bạn hoặc có thể thuê những trang cộng đồng lớn, có lượng fan cao, tương tác tốt post giùm bạn.
Nhưng bạn cần thông tin của bạn lan toả rộng hơn, xa hơn, thông tin tới được với những khách hàng chưa hề Like fanpage của bạn. Cách nhanh nhất là sử dụng Boots Post.

1. Boots Post là gì?

Boots Post tạm dịch là "Bài viết quảng cáo". Bài viết quảng cáo là một cách dễ dàng để có được nhiều người xem bài viết của mình. Bài viết khuyến khích xuất hiện cao hơn trong News Feed, vì vậy có một cơ hội tốt hơn đối tượng của bạn sẽ nhìn thấy chúng.

2. Làm sao để sử dụng Boots Post?


 Rất đơn giản, cái này bất kỳ ai cũng có thể làm được dễ dàng:

  • Tới bất kỳ Post nào bạn tạo trên Timeline của fanpge của bạn.
  • Click Boots Post ở phía dưới Post (xem hình)
  • Thiết lập ngân sách, chọn đối tượng bạn muốn đưa thông tin tới. (Địa điểm, giới tính, độ tuổi...)
  • Click Boots Post. Done



Kết quả sẽ ra như thế này:


Note: Mặc dù Boots Post vừa nhanh chóng vừa dễ dàng tiếp cận tới KH như vậy nhưng lưu ý là Do Not Use Boots Post

3. Tại sao?

- Tốn tiền và tốt rất nhiều tiền.

- Sử dụng Boots Post làm tăng lượng Reach post đang kể và đem lại lượng Like lớn nhưng bạn ko kiểm soát được kết quả thực sự, lượng Click, CPC, CPM, Conversions...

- Thay vì đó, bạn có thể sử dụng Ad Manage (AM) hoặc Power Editor(PE), có nhiều Options cho bạn lựa chọn, target sâu hơn, report chi tiết giúp quản lý dễ dàng.

Link sử dụng:

+ Với PE bạn có thể dễ dàng tạo nhiều kiểu Ads khác nhau.


+ Chọn vị trí Ads của bạn sẽ hiển thị.


Ps: Thực tế bạn nên chọn NewsFeed (Desktop and Mobile) hoặc (Desktop Only). Vì hình ảnh sẽ được hiển thị to hơn so với Right Column. 

** Còn rất nhiều lợi ích khi sử dụng Power Editor(PE) như tạo Group Target thông qua Email hoặc ID, quản lý CampaignAds tiện lợi, Optimizing & PricingManually Set up conversions Specs... Mình sẽ viết chi tiết trong Note sau.


II. Review tính năng mới cập nhật Facebook Ads


Như các bạn đã biết, trước đây tạo quảng cáo Page Like Ad, Facebook chỉ cho phép hiện thị bên phải màn hình (Right Column), giới hạn Text và kích thước dẫn nhỏ. Nhưng sau đợt update vừa rồi FB đã cho phép hiện thị trực tiếp trên NewsFeed của khách hàng, với hình ảnh lớn hơn gấp 6 lần. 

Bảng tóm tắt các loại Ads khác nhau và vị trí hiển thị của chúng.


1. Facebook cho phép hiển thị Get More Page Like trên NewsFeed thay vì bên Right Column

   Vd: Sau khi tạo thành công sẽ, Ads của bạn sẽ show trên NewsFeed của KH như thế này


2. Tăng kích thước ảnh lớn hơn gấp 6 lần.

- Size chuẩn trên NewsFeed: 600 x 225px

3. Cho phép đăng 1 lúc tới 6 hình ảnh khác nhau mà ko tính thêm bất kỳ chi phí nào.


 - Tính năng này là sao? Thực ra đối với những ai đã sử dụng quen thuộc PE rồi thì cũng biết rõ điều này. Gọi nôm na là phương thức "Test A/B"

- Có nghĩa là, khi tạo 1 Ads, bạn có thể tạo 2 Ads giống nhau trong cùng 1 Campaign.

Ads 1 sử dụng hình ảnh X, Ads 2 sử dụng hình ảnh Y.  Đều sử dụng chung 1 đoạn Texthoặc ngược lại. Sử dụng cùng 1 hình ảnh nhưng khác Text. Để chung trong 1 Campaign (Cùng Budget, pricing CPC, CPM hay Auto Optimizied, Time...)

Sau 1 thời gian Run, khoảng 2, 3 ngày. Cái nào cho hiệu quả tốt hơn thì giữ lại, cái hiệu quả kém hơn thì Edit nội dung, hình ảnh mới hoặc Del luôn.- Vậy tính năng update mới cho phép người tạo quảng cáo đăng 1 lúc 6 hình ảnh cũng y hệt vậy. Facebook sẽ dựa vào mức độ phản hồi từ khách hàng, xem trong 6 Ads đó cái nào nhận được phản hồi tốt nhất, chi phí thấp nhất. Từ đó tự động Optimized Ads nào nên chạy, Ads nào ko.

Hình minh hoạ:


Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong hình, Ads 2 và Ads 6 có chi phí thấp nhất nên Facebook ưu tiên chạy trước. Ads 1 và Ads 5 chi phí cao, nên Facebook cho chạy rất ít, thậm chí ko chạy luôn.

Mình nghĩ tính năng mới này rất hay, sẽ giúp các nhà tạo quảng cáo tối ưu hoá hơn, giảm chi phí thất nhất đạt hiệu quả cao nhất.

Theo Phú Đặng

Boost Post (Quảng cáo bài viết) và Promoted post (Tham gia bài viết trên trang), cái nào hơn?

Picture
Bạn có hay bị nhầm lẫn các quảng cáo của Facebook không ?
Bạn có biết quảng cáo trên Facebook dạng QUẢNG CÁO BÀI VIẾT (Boost Posts) hay THAM GIA BÀI VIẾT (promoted posts) cái nào hiệu quả hơn không ?

Việc hiểu điểm giống nhau và khác nhau của 2 dạng quảng cáo này giúp bạn có quyết định trong phần ngân sách và hiệu quả quảng cáo tốt hơn!

Trong bài viết hôm này, mình chia sẻ sự khác nhau của 2 dạng quảng cáo này và chọn cách đúng cho các chiến dịch của mình.

Tại sao bạn phải trả tiền cho người xem bài của bạn ?

Chắc bạn cũng từng nghe việc Facebook giảm sự tiếp cận tự nhiên (organic reach) cho Fanpage. Điều đó có nghĩa là để bài viết của bạn nhiều người thấy hơn, bạn phải trả tiền cho Facebook Ads.

Nhưng bạn sẽ chọn QUẢNG CÁO BÀI VIẾT (Boost Posts) hay THAM GIA BÀI VIẾT (promoted posts) cho Fanpage.  Điều này còn phụ thuộc vào giá trị bạn mang đến cho khách hàng và mục đích hướng đến cho Fanpage bạn đang quản lý.

Bạn không cần phải quảng báo bất cứ bài viết nào, hãy chọn bài viết tốt nhất để quảng cáo. Bên dưới chia sẻ nên chọn bài viết như thế nào ?
Picture
Nguyên tắc đầu tiên chỉ quảng cáo cho bài viết của mình. Nếu một bài viết dù nội dung tốt đến đâu nhưng lại đưa đến website khác thì bạn đừng nên quảng cáo. Tại sao bạn phải tốn tiền để quảng cáo cho 1 website khác ?

Chọn nội dung hữu ích cho khách hàng, nội dung kèm thông điệp bán hàng càng tốt. Nếu muốn tốt hơn nữa, bạn có thể chia sẻ một tiện ích, một ebook, một video miễn phí rồi để yêu cầu nhập Email để đăng ký hoặc để nhận.
quang cao lop kinh doanh tren internet
Bạn chú ý thêm 1 phần nữa. Khi quảng cáo bài viết thì chữ trên ảnh để quảng cáo không được chiếm quá 20 % hình ảnh. Nếu bạn vi phạm Facebook sẽ không chấp nhận quảng cáo. Bạn có thể sử dụng link bên dưới để kiểm tra hình ảnh của bạn trước khi quảng cáo.
https://www.facebook.com/ads/tools/text_overlay
Khi nào chọn QUẢNG CÁO BÀI VIẾT (Boost Posts) ?

Quảng cáo bài viết khá dễ và bạn có thể quảng cáo bất cứ bài nào trên trang Timeline của bạn. Chỉ đơn giản bạn bấm Quảng Cáo Bài Viết là bạn đã có thể chạy quảng cáo được rồi.
Picture
Khi bạn bắt đầu bạn Quảng Cáo Bài Viết bạn có thể chọn cách quảng cáo đến “Người thích trang của bạn và bạn bè của họ” hoặc “Người bạn chọn thông qua nhắm mục tiêu”. Bạn cũng có thể chọn ngân sách quảng cáo.
Picture
Có một vấn đề khi bạn chọn mục đầu tiên khi hướng đến "Người Like trang cũng như bạn của họ" có một rủi ro là trong những người thích trang của bạn họ có thể không thích sản phẩm của bạn (khách hàng tiềm năng) nên có khả năng bạn bị mất tiền khi quảng cáo.

Ở mục thứ 2, bạn có ưu điểm chọn được khách hàng ưu thích, nhưng đối tượng lại khá rộng, có thể chưa kết nối với người bạn biết.
doi tuong facebook
Khi bạn chọn mục 2, có vài điểm bạn cần lưu ý khi quảng cáo. Bạn nên xác định cụ thể đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến ở đâu, càng cụ thể chừng nào bạn đỡ tốn tiền chừng đấy và hiệu quả quảng cáo tăng hơn nhiều lần.
1. Vị trí: bạn có thể xác định mục tiêu để quảng cáo ví dụ ở đây mình chọn mục tiêu là ở Hồ Chí Minh và Biên Hòa.
2. Độ tuổi: Bạn có thể hướng đến độ tuồi của khách hàng tiềm năng của bạn
3. Giới tính: Đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn là nam hay nữ, bạn có thể chọn 1 hoặc cả hai.
4. Sở thích: Khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm điều gì. Ở đây bạn có thể có tối đa 10 sở thích
5. Ngân sách tối đa: Tùy thuộc khả năng của bạn để thiết lập ngân sách chạy quảng cáo.
Ngoài ra bạn có thể vào “tùy chọn khác” để thiết lập chi tiết quảng cáo hơn.

Sau khi chạy quảng cáo, bạn có thể vào phần quản lý quảng cáo để xem hiệu quả của việc chạy quảng cáo

https://www.facebook.com/ads/manage/home
do luong facebook
Khi nào bạn sử dụng Tham gia vào bài viết trên Trang (Promote a Post) ?

Một cách khác để quảng cáo bài viết trên trang đó là sử dụng Ads Manager (hoặc Power Editor) để quảng cáo bài viết. Ưu điểm của dạng quảng cáo này là bạn có thể tối ưu việc chọn mục tiêu, giá và các loại đấu thầu.

Để bắt đầu quảng cáo bài viết bạn vào link https://www.facebook.com/ads/create/ , chọn trang, rồi chọn bài viết bạn muốn quảng cáo.
tham gia bai viet tren facebook
Khi nhấn tiếp tục, bạn sẽ thấy có nhiều lựa kể cả kể cả sử dụng pixel kiểm soát hiệu quả nguồn traffic đến website bạn.
quang cao facebook
Một ưu điểm khi bạn quảng cáo dạng này so quảng cáo trước là bạn xác định địa điểm quảng cáo xuất hiện đối với những người đã kết nối Fanpage. Bạn cũng có thể thêm sở thích để tiếp tục phân loại khách hàng tiềm năng trên Fanpage của bạn.

Bạn cũng có thể chọn:
1. Ngân sách: Theo ngày hay trọn đời
2. Phương thức đấu giá: Lượt xem, Click chuột (CPC), Tham gia bài viết.
kiem soat quang cao facebook
Như trên chia sẻ,  bạn có thể dễ dàng phân biệt 2 dạng của quảng cáo này của Facebook.

Về phía bản thân mình, mình thấy mỗi dạng quảng cáo có 1 số ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Đối với QUẢNG CÁO BÀI VIẾT (BOOST POST): Dạng quảng cáo đơn giản, dễ chạy phù hợp các bạn thích đơn giản và mới bắt đầu.  Nhưng cái khó là khó tiếp cận được đối tượng mục tiêu nên gây tăng chi phí khi bạn quảng cáo.

Đối với THAM GIA BÀI VIẾT TRÊN TRANG (Promoted Posts): Có vẻ phức tạp, rắc rối hơn nhưng sẽ giúp bạn tối ưu hóa, tăng hiệu quả và giảm chi phí khi quảng cáo trên Facebook.

Chúc các bạn thành công!
Theo Phan Lê Khoa